Hội Nghị Giao Thương Miền Tây Nam Bộ Lần Thứ 15

Ngày 24/10, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị ngành Công Thương các tỉnh miền Tây Nam Bộ (MTNB) lần thứ 15 tại TP. Cần Thơ. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì Hội nghị.

Trong 9 tháng đầu năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng MTNB hơn 102.000 tỉ đồng, đạt 64,12% kế hoạch năm, tăng 16,45% so với cùng kỳ năm 2011. Kim ngạch nhập khẩu hơn 2,8 tỷ USD; đạt 93,13% so với cùng kỳ năm 2011. Dự kiến, 3 tháng cuối năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng miền Tây Nam Bộ đạt 54.995 tỉ đồng, góp phần đưa giá trị cả năm ước đạt 157.665 tỉ đồng, tăng 15,1% so năm 2011.

Trong những năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của miền Tây Nam Bộ là lúa gạo và thủy sản, đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu quốc gia, tuy nhiên hai mặt hàng chiến lược này hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất lẫn tiêu thụ.

Đối với mặt hàng thủy sản, hiện tại, từ sản xuất, chế biến cho đến xuất khẩu đều đang gặp khó khăn. Cụ thể, người nuôi tôm sú, cá tra hiện đang lâm vào cảnh “trúng mùa rớt giá”, thiếu vốn đầu tư, dịch bệnh lan nhanh.

>> Bạn Nên Xem Thêm: Chuyển Phát Nhanh Miền Tây

Trong khâu chế biến, đa số DN đang rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu, sản xuất thua lỗ, dẫn đến hoạt động cầm chừng hoặc cắt giảm năng lực sản xuất.

Khu vực miền Tây Nam Bộ là vựa lúa quốc gia và của cả thế giới, nhưng nông dân trồng lúa hiện khó có khả năng đạt lợi nhuận 30%. Sản xuất lúa gạo hiện không mấy thuận lợi, khâu tiêu thụ gặp nhiều bất lợi hơn. Trong khâu thu mua tạm trữ lúa gạo, nhìn chung chỉ có lợi lớn cho thương lái và DN, nông dân chả được lợi lộc gì từ chủ trương này. Nhìn từ thực tế của mặt hàng thủy sản và lúa gạo, tại hội nghị, các nhà quản lý và DN cho rằng, việc đầu tư phát triển cho các ngành hàng chủ lực này còn yếu kém, chưa tương xứng với khả năng đóng góp, tiềm năng và thế mạnh của vùng.

giao thương miền tây

Ngoài chỉ rõ những yếu kém trong sản xuất kinh doanh, các DN mong muốn cần có một chủ trương lớn và đồng bộ để đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh; chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo chiều sâu, tập trung phát triển những ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng, ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn.

Định Hướng Phát Triển Các Tỉnh Miền Tây Nam Bộ:

Đại diện ngành Công Thương kiến nghị, các tỉnh miền Tây Nam Bộ cần phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để tăng dần giá trị gia tăng của ngành công nghiệp, nâng cao tính độc lập và khả năng cạnh tranh của ngành. Trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, yếu tố cạnh tranh luôn xuất hiện và ngày càng gay gắt, trong đó có những mặt hàng được sản xuất tại khu vực này. Bởi vậy, các DN đề xuất, các tỉnh cần tạo môi trường thuận lợi cho DN hoạt động bình đẳng, minh bạch, phù hợp với các cam kết hội nhập bằng cách ban hành cơ chế tài chính đối với DN dân doanh và hoàn thiện các hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính DN, đặc biệt là đối với DN nhỏ và vừa theo hướng đơn giản hóa, dễ hiểu và dễ thực hiện.

Đại diện các DN nhỏ kiến nghị, Nhà nước cần tăng khả năng tiếp cận các nguồn tài chính cho DN thông qua việc thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng. Các DN dân doanh mong muốn các cơ quan quản lý cần tăng cường hỗ trợ khắc phục các tồn tại về vốn, trình độ quản lý, tiếp cận thị trường nước ngoài tiêu thụ sản phẩm cho DN.

Có Thể Bạn Quan Tâm:

>>Gởi Hàng Đi Phú Quốc Tại Quận Tân Phú

Một yếu tố khác góp phần cản trở tốc độ phát triển kinh tế của khu vực miền Tây Nam Bộ là cơ sở hạ tầng yếu kém, chậm được đầu tư. Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương TP Cần Thơ kiến nghị, Chính phủ xem xét hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho miền Tây Nam Bộ từ vốn ngân sách trung ương, tập trung xây dựng kết cầu hạ tầng kỹ thuật công nghiệp và thương mại, nhằm tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển vùng…“Bộ Công Thương hàng năm nên xem xét cân đối vốn nhiều hơn cho chương trình khuyến công quốc gia; quan tâm đầu tư xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư chung cho khu vực này với một kịch bản mới để đem lại hiệu qủa ”- ông Toại nói thêm.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh đề xuất, đối với hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là lúa gạo và thuỷ sản, các tỉnh miền Tây Nam Bộ cần tập trung đầu tư cho ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong các khâu thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm; giảm chế biến thủy sản thô, tăng tỉ trọng sản phẩm cao cấp, quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng thủy sản. Để giảm thiểu khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tăng giá trị thương mại cho lúa gạo, Thứ trưởng chỉ đạo các DN cần chủ động xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế. Tập trung đổi mới công nghệ, trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm; chủ động liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác để mở rộng thị trường xuất khẩu.

(Nguồn: ww.moit.gov.vn)